Tại sao tất cả chúng ta cần thực hành “sơ cứu” cảm xúc? - Phần 1

11-10-2018

Bài diễn thuyết của nhà tâm lý học Guy Winch – top 5 bài TED truyền cảm hứng nhất

I grew up with my identical twin, who was an incredibly loving brother. Now, one thing about being a twin is, it makes you an expert at spotting favoritism. If his cookie was even slightly bigger than my cookie, I had questions. And clearly, I wasn't starving (laugh).

Tôi lớn lên với người anh sinh đôi của tôi, vốn là một người anh yêu thương hết mực. Có một vấn đề khi có anh em sinh đôi đó là: bạn trở thành một chuyên gia phát hiện những thiên vị. Nếu chiếc bánh quy của anh ấy chỉ cần to hơn của tôi một chút xíu, tôi cũng có vô vàn thắc mắc, dù rõ ràng tôi chẳng đói kém gì (cười).

When I became a psychologist, I began to notice favoritism of a different kind; and that is, how much more we value the body than we do the mind. I spent nine years at university earning my doctorate in psychology, and I can't tell you how many people look at my business card and say, "Oh -- a psychologist. So, not a real doctor,"as if it should say that on my card (laugh). [Dr. Guy Winch, Just a Psychologist (Not a Real Doctor)] This favoritism we show the body over the mind -- I see it everywhere.

Khi tôi trở thành nhà tâm lý, tôi bắt đầu chú ý một thể loại khác của sự thiên vị: chúng ta quý trọng cơ thể mình hơn tâm trí rất nhiều. Tôi đã khổ công học 9 năm ở trường đại học để lấy bằng tiến sĩ trong ngành tâm lý học nhưng biết bao nhiêu người đã nhìn vào danh thiếp của tôi và thẳng thắn: “Ôi, một nhà tâm lý học. Vậy thì không phải là một bác sĩ thật”, giống như kiểu tôi nên viết “Tiến sĩ Guy Winch, Chỉ Là Một Nhà Tâm Lý (Không Phải Bác Sĩ Thật)” lên danh thiếp của mình vậy (cười). Chúng ta trọng thân thể mà coi khinh tâm trí của mình – Tôi thấy hiện tượng này khắp muôn nơi.

I recently was at a friend's house, and their five-year-old was getting ready for bed. He was standing on a stool by the sink, brushing his teeth, when he slipped and scratched his leg on the stool when he fell. He cried for a minute, but then he got back up, got back on the stool, and reached out for a box of Band-Aids to put one on his cut. Now, this kid could barely tie his shoelaces, but he knew you have to cover a cut so it doesn't become infected, and you have to care for your teeth by brushing twice a day. We all know how to maintain our physical health and how to practice dental hygiene, right? We've known it since we were five years old. But what do we know about maintaining our psychological health? Well, nothing. What do we teach our children about emotional hygiene? Nothing.How is it that we spend more time taking care of our teeth than we do our minds? Why is it that our physical health is so much more important to us than our psychological health?

Gần đây tôi đã đến nhà một người bạn, thấy đứa con 5 tuổi của họ đang chuẩn bị đi ngủ. Cậu bé đứng trên cái ghế đẩu gần cái bồn rửa mặt để đánh răng. Rồi cậu bé trượt chân ngã, trầy xước cả chân. Cậu ấy khóc một lúc, nhưng sau đó cậu đứng dậy, leo lại lên ghế, với tay lấy hộp băng cá nhân để dán một miếng vào vết xước da. Các bạn thấy không, cậu bé còn chưa biết cột dây giày nhưng ý thức được phải dán vết xước lại để vết thương không bị nhiễm trùng, và biết quan tâm đến vệ sinh răng miệng bằng việc đánh răng 2 lần một ngày. Tất cả chúng ta đều biết cách gìn giữ sức khoẻ thể chất và vệ sinh răng miệng, phải không? Chúng ta đã được biết từ khi lên 5. Nhưng chúng ta biết cái gì về việc duy trì sức khoẻ tâm lý của chúng ta? Chẳng biết gì nhiều. Chúng ta dạy con chúng ta cái gì về vệ sinh cảm xúc? Không dạy gì. Tại sao chúng ta dành nhiều thời gian chăm sóc răng miệng hơn tinh thần của chúng ta? Tại sao sức khoẻ thể chất lại quan trọng đối với chúng ta nhiều hơn sức khoẻ tâm lý?

We sustain psychological injuries even more often than we do physical ones, injuries like failure or rejection or loneliness. And they can also get worse if we ignore them, and they can impact our lives in dramatic ways. And yet, even though there are scientifically proven techniques we could use to treat these kinds of psychological injuries, we don't. It doesn't even occur to us that we should."Oh, you're feeling depressed? Just shake it off; it's all in your head." Can you imagine saying that to somebody with a broken leg:"Oh, just walk it off; it's all in your leg." (laugh) It is time we closed the gap between our physical and our psychological health. It's time we made them more equal, more like twins.

Chúng ta chịu đựng những vết thương tâm lý còn thường xuyên hơn những vết thương thể chất: ai cũng trải qua những cảm giác như bị chối bỏ, thất bại hay cảm thấy cô đơn. Những vết thương lớn dần khi ta không để tâm gì đến chúng, mang lại những ảnh hưởng to lớn đến đời sống thường nhật. Dù có rất nhiều những kĩ thuật được khoa học chứng minh có thể giúp “xử lý” những “tâm bệnh” này, chúng ta vẫn chẳng bao giờ áp dụng. Chưa bao giờ chúng ta nghĩ mình nên thử một lần dùng những kĩ thuật đó. “Ôi bạn bị buồn à? Thoải mái lên đi. Tất cả buồn đau chỉ là do tưởng tượng mà thôi.” Nhưng bạn có bao giờ nói với người bị gãy chân như thế này không: “Ôi, cứ đi thoải mái đi. Tất cả cơn đau chỉ do chân bạn mà thôi!”?  (Cười) Đã đến lúc chúng ta phải rút ngắn khoảng cách giữa sức khoẻ thể chất và tâm lý. Đã đến lúc chúng ta coi trọng cả hai như nhau, như một cặp song sinh.

Speaking of which, my brother is also a psychologist. So he's not a real doctor, either (laugh).
We didn't study together, though. In fact, the hardest thing I've ever done in my life is move across the Atlantic to New York City to get my doctorate in psychology. We were apart then for the first time in our lives, and the separation was brutal for both of us. But while he remained among family and friends, I was alone in a new country. We missed each other terribly, but international phone calls were really expensive then, and we could only afford to speak for five minutes a week. When our birthday rolled around, it was the first we wouldn't be spending together. We decided to splurge, and that week, we would talk for 10 minutes. I spent the morning pacing around my room, waiting for him to call -- and waiting ... and waiting. But the phone didn't ring. Given the time difference, I assumed, "OK, he's out with friends, he'll call later." There were no cell phones then. But he didn't. 

Nói đến song sinh, tôi xin được kể anh tôi cũng là một nhà tâm lý học. Vì thế anh ấy cũng không phải là một bác sĩ thật. (Cười) Chúng tôi không học chung. Thật ra, điều khó khăn nhất mà tôi đã từng làm trong đời là bay qua Đại Tây Dương đến thành phố New York, lấy bằng tiến sĩ ngành tâm lý học. Chúng tôi đã xa nhau lần đầu tiên trong đời,  chia cách đó khiến cả hai khổ sở vô cùng. Nhưng trong khi anh ấy vẫn sống chung với gia đình và bạn bè, tôi thì cô đơn ở một đất nước mới. Chúng tôi đã nhớ nhau ghê gớm, nhưng những cuộc gọi quốc tế thì tốn kém vô cùng, chúng tôi chỉ đủ trả tiền để hỏi thăm nhau trong vòng 5 phút mỗi tuần. Khi sinh nhật của chúng tôi sắp tới, đó là lần đầu tiên chúng tôi không ở gần nhau. Chúng tôi quyết định “mạnh tay” một bữa: tuần đó sẽ nói chuyện 10 phút chứ không phải 5 phút như mọi khi! Cả sáng hôm đó, tôi bước tới bước lui, chờ anh ấy gọi đến, cứ chờ và chờ, nhưng điện thoại đã không reo. Tôi nghĩ rằng: “Chắc anh ấy đang đi chơi với bạn bè, anh ấy sẽ gọi sau." Nhưng sau đó, vẫn chẳng có cuộc điện thoại nào. Anh ấy đã không gọi. 

And I began to realize that after being away for over 10 months, he no longer missed me the way I missed him. I knew he would call in the morning,but that night was one of the saddest and longest nights of my life. I woke up the next morning. I glanced down at the phone, and I realized I had kicked it off the hook when pacing the day before. I stumbled out of bed, I put the phone back on the receiver, and it rang a second later. And it was my brother, and boy, was he pissed (laugh).

Và tôi đã bắt đầu nhận ra rằng sau 10 tháng xa nhau, anh ấy đã không còn nhớ tôi nhiều như tôi nhớ anh ấy. Tôi biết anh ấy sẽ gọi vào buổi sáng, nhưng tối hôm đó là một trong những buổi tối buồn nhất và dài nhất trong đời tôi. Tôi thức dậy vào sáng hôm sau, nhìn xuống điện thoại, và nhận thấy rằng mình đã đá ống nghe ra ngoài từ lúc nào. Tôi nhảy khỏi giường, đặt ống nghe vào vị trí, điện thoại reo lên vài giây sau. Đó là anh tôi, và anh tôi cũng đã rất buồn. (Cười) 

 It was the saddest and longest night of his life as well. Now, I tried to explain what happened, but he said, "I don't understand. If you saw I wasn't calling you, why didn't you just pick up the phone and call me?" He was right. Why didn't I call him? I didn't have an answer then. But I do today, and it's a simple one: loneliness.

Đó cũng là buổi tối buồn nhất và dài nhất trong đời của anh. Tôi ráng giải thích chuyện đã xảy ra, nhưng anh nói: “Anh không hiểu. Nếu em không thấy anh gọi em, sao em không nhấc máy lên và gọi cho anh?” Anh ấy nói đúng. Tại sao tôi không gọi anh ấy? Lúc đó tôi đã không có câu trả lời, nhưng bây giờ thì tôi có, và câu trả lời nằm ở: nỗi cô đơn.

Loneliness creates a deep psychological wound, one that distorts our perceptions and scrambles our thinking. It makes us believe that those around us care much less than they actually do. It make us really afraid to reach out, because why set yourself up for rejection and heartache when your heart is already aching more than you can stand. I was in the grips of real loneliness back then,but I was surrounded by people all day, so it never occurred to me. But loneliness is defined purely subjectively. It depends solely on whether you feel emotionally or socially disconnected from those around you. And I did. 

Nỗi cô đơn đã tạo ra một vết thương tâm lý rất sâu hoắm, nó bóp méo những nhận thức của chúng ta và làm chúng ta tư duy không còn mạch lạc. Nó làm chúng ta tin rằng mọi người xung quanh ít quan tâm đến chúng ta. Vì thế, chúng ta ngần ngại khi tìm đến mọi người, vì bản thân chúng ta sẵn sàng đón nhận những chối từ và khổ tâm khi trái tim đã đau đớn vô cùng. Thời điểm đó, tôi đã bị rơi vào vòng kiềm tỏa của nỗi cô đơn thật sự trong khi vây quanh bởi bao nhiêu người, điều này chưa từng xảy ra trước đây. Thực ra, nỗi cô đơn được định nghĩa hoàn toàn chủ quan, chỉ phụ thuộc vào có hay không cảm giác ngắt tách và mất kết nối về mặt xã hội với mọi người xung quanh. Và tôi đã cô đơn. 

There is a lot of research on loneliness, and all of it is horrifying. Loneliness won't just make you miserable; it will kill you. I'm not kidding. Chronic loneliness increases your likelihood of an early death by 14 percent. Fourteen percent! Loneliness causes high blood pressure, high cholesterol. It even suppress the functioning of your immune system, making you vulnerable to all kinds of illnesses and diseases. In fact, scientists have concluded that taken together, chronic loneliness poses as significant a risk for your long-term health and longevity as cigarette smoking. Now, cigarette packs come with warnings saying, "This could kill you." But loneliness doesn't. And that's why it's so important that we prioritize our psychological health, that we practice emotional hygiene. Because you can't treat a psychological wound if you don't even know you're injured. Loneliness isn't the only psychological wound that distorts our perceptions and misleads us.

Có rất nhiều bài nghiên cứu về nỗi cô đơn, tất cả đều nói lên những điều kinh khủng. Cô đơn sẽ không chỉ làm bạn trở nên khổ sở, đớn đau, nó còn mang trong mình sức mạnh giết choc. Tôi không đùa đâu. Nỗi cô đơn trong thời gian dài làm tăng xác suất tử vong sớm (early death) tới 14%. Nỗi cô đơn là nguyên nhân của chứng huyết áp cao, cholesterol trong máu cao. Cô đơn thậm chí còn hạn chế chức năng của hệ miễn dịch, làm bạn dễ bị tổn thương với tất cả các loại bệnh. Thực tế, các nhà khoa học đã kết luận rằng tựu trung lại, nỗi cô đơn trong thời gian kéo dài là một mối đe dọa lớn cho sức khỏe tổng thể và tuổi thọ của chúng ta giống như thói quen hút thuốc lá. Bao thuốc lá nào cũng có cảnh báo đi kèm: “Hút thuốc lá dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn”. Nhưng nỗi cô đơn thì không. Đó chính là lý do tại sao chúng ta nên coi trọng và chú tâm hơn đến sức khoẻ tâm lý, nên “sơ cứu” cảm xúc khi cần. Bởi vì bạn không thể chữa tổn thương tâm lý nếu bạn thậm chí còn không biết mình đang bị tổn thương. Nỗi cô đơn không chỉ là loại “tâm bệnh” duy nhất có khả năng bóp méo nhận thức của chúng ta và dẫn chúng ta đi sai lối.

Failure does that as well. I once visited a day care center, where I saw three toddlers play with identical plastic toys. You had to slide the red button, and a cute doggie would pop out. One little girl tried pulling the purple button, then pushing it, and then she just sat back and looked at the box with her lower lip trembling. The little boy next to her watched this happen, then turned to his box and burst into tears without even touching it. Meanwhile, another little girl tried everything she could think of until she slid the red button,the cute doggie popped out, and she squealed with delight. So: three toddlers with identical plastic toys, but with very different reactions to failure. The first two toddlers were perfectly capable of sliding a red button. The only thing that prevented them from succeeding was that their mind tricked them into believing they could not. Now, adults get tricked this way as well, all the time. In fact, we all have a default set of feelings and beliefs that gets triggered whenever we encounter frustrations and setbacks.

Thất bại cũng có khả năng tương tự. Một lần tôi đến một nhà trẻ và gặp ba em bé đang chơi những món đồ chơi giống nhau. Các bé phải đẩy cần màu đỏ thì một chú chó dễ thương sẽ ló ra từ chiếc hộp. Một cô gái nhỏ cố gắng đẩy cần màu tím, rồi thử ấn, sau đó cô bé chỉ ngồi yên và nhìn chiếc hộp, môi dưới run nhẹ. Cậu bé con ngồi kế bên quan sát những gì xảy ra, sau đó quay sang cái hộp của cậu và bật khóc dù chưa chạm vào nó. Trong khi đó, một em bé gái khác cố gắng mọi cách mà cô có thể nghĩ ra cho đến khi cô trượt nút màu đỏ, chú chó dễ thương hiện ra, và cô hét lên trong vui sướng. Ba đứa bé với món đồ chơi giống nhau, nhưng có những phản ứng khác nhau với thất bại. Hai em bé đầu hoàn toàn có thể làm chủ được món đồ chơi, điều duy nhất mà ngăn cản hai bé này đến thành công là tâm trí đã lừa mị hai em, khiến hai em tin rằng mình không làm được. Ngày nay, người lớn cũng bị lừa bằng cách như vậy, bao nhiêu lần. Thực tế, tất cả chúng ta đều có một chế độ mặc định cảm xúc và niềm tin, chế độ này sẽ bị kích động bất cứ khi nào chúng ta gặp phải thất vọng và khó khăn.

Are you aware of how your mind reacts to failure? You need to be. Because if your mind tries to convince you you're incapable of something, and you believe it, then like those two toddlers, you'll begin to feel helpless and you'll stop trying too soon, or you won't even try at all. And then you'll be even more convinced you can't succeed. You see, that's why so many people function below their actual potential. Because somewhere along the way, sometimes a single failure convinced them that they couldn't succeed, and they believed it.

Bạn có nhận thấy tâm lý phản ứng với thất bại thế nào không? Bạn cần phải biết. Vì nếu tâm trí óc bạn cố gắng thuyết phục bạn rằng bạn không thể làm một cái gì đó và bạn tin điều đó, sau đó giống như hai đứa trẻ kia, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy vô dụng và sớm ngừng cố gắng, thậm chí dù chưa từng cố gắng. Và sau đó bạn sẽ càng tin rằng vốn dĩ bạn không thể thành công. Đó chính là lý do tại sao rất nhiều người đang làm việc dưới khả năng thật sự của họ. Vì ở nơi nào đó trên con đường nỗ lực, một lần thất bại đủ khiến bạn tin rằng thành công là điều nằm ngoài tầm với và bạn cứ tiếp tục duy trì niềm tin sai lệch đó.

(Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo)