Tại sao tất cả chúng ta cần thực hành “sơ cứu” cảm xúc? - Phần 2

17-10-2018

Bài diễn thuyết của nhà tâm lý học Guy Winch – top 5 bài TED truyền cảm hứng nhất

Once we become convinced of something, it's very difficult to change our mind. I learned that lesson the hard way when I was a teenager with my brother. We were driving with friends down a dark road at night, when a police car stopped us. There had been a robbery in the area and they were looking for suspects. The officer approached the car, and shined his flashlight on the driver, then on my brother in the front seat, and then on me. And his eyes opened wide and he said, "Where have I seen your face before?" (laugh) And I said, "In the front seat." (laugh). But that made no sense to him whatsoever, so now he thought I was on drugs (laugh). So he drags me out of the car, he searches me, he marches me over to the police car, and only when he verified I didn't have a police record, could I show him I had a twin in the front seat. But even as we were driving away, you could see by the look on his face he was convinced that I was getting away with something.

Một khi chúng ta bị thuyết phục bởi điều gì đó, rất khó để chúng ta thay đổi suy nghĩ. Tôi đã học bài học đó một cách khó khăn khi tôi và anh tôi còn là những chàng trai trẻ. Chúng tôi đang lái xe với vài người bạn xuống một con đường tối trong đêm rồi cảnh sát giao thông ra lệnh dừng xe chúng tôi. Đã có một vụ cướp trong khu vực đó và họ đang truy tìm kẻ tình nghi. Cảnh sát viên tiến gần đến xe, chiếu đèn pin vào người lái xe, sau đó chiếu vào anh tôi ở ghế trước, và tiếp theo là tôi. Và mắt ông ấy mở to và ông nói, "Trước đây tôi đã gặp anh ở đâu nhỉ?"(Cười) Tôi nói, "Ở ghế trước." (Cười) Nhưng ông ấy nghe mà chẳng hiểu gì hết, nghĩ tôi đang dùng thuốc kích thích. (Cười) Vì thế ông ấy kéo tôi ra khỏi xe, lục soát tôi, dẫn tôi đi tới xe cảnh sát, và chỉ tới khi ông ấy xác nhận rằng tôi không có tiền án thì tôi mới cho ông ấy trông thấy người anh sinh đôi của tôi ở ghế xe trước. Nhưng thậm chí khi chúng tôi lái xe đi, gương mặt viên cảnh sát này vẫn thể hiện rằng, ông ấy tin tôi đang giấu giếm điều gì đó.

Our mind is hard to change once we become convinced. So it might be very natural to feel demoralized and defeated after you fail. But you cannot allow yourself to become convinced you can't succeed. You have to fight feelings of helplessness. You have to gain control over the situation. And you have to break this kind of negative cycle before it begins.

Suy nghĩ của chúng ta rất khó thay đổi khi chúng ta bị thuyết phục. Vì thế, sẽ rất tự nhiên khi cảm thấy nản lòng và bị đánh bại sau khi thua cuộc. Nhưng bạn không thể để bản thân bị thuyết phục rằng bạn không thể thành công. Bạn phải đấu tranh với cảm giác vô ích. Bạn phải giành lại khả năng kiểm soát tình huống. Và bạn phải phá vỡ vòng quay suy nghĩ tiêu cực này trước khi nó bắt đầu. 

Our minds and our feelings -- they're not the trustworthy friends we thought they were. They're more like a really moody friend, who can be totally supportive one minute, and really unpleasant the next. I once worked with this woman who, after 20 years marriage and an extremely ugly divorce, was finally ready for her first date. She had met this guy online, and he seemed nice and he seemed successful, and most importantly, he seemed really into her. So she was very excited, she bought a new dress, and they met at an upscale New York City bar for a drink. 

Trí óc và cảm xúc của chúng ta không phải là những người bạn đáng tin cậy như ta nghĩ. Chúng giống một người bạn thay đổi theo tâm trạng thì đúng hơn, người bạn này có thể hoàn toàn ủng hộ chúng ta trong một phút và trở nên khó chịu ngay sau đó. Có lần tôi có cơ hội tư vấn cho một phụ nữ người sau cuộc hôn nhân thất bại đã sẵn sàng cho cuộc hẹn đầu tiên. Cô gặp một anh chàng qua mạng, một người trông tử tế và thành công, và quan trọng nhất là anh ta tỏ vẻ say cô như điếu đổ. Cô mong ngóng vô cùng, quyết định mua một cái váy mới, họ gặp gỡ tại một quán bar sang trọng ở New York. 

Ten minutes into the date, the man stands up and says, "I'm not interested," and walks out. Rejection is extremely painful. The woman was so hurt she couldn't move. All she could do was call a friend. Here's what the friend said: "Well, what do you expect? You have big hips, you have nothing interesting to say. Why would a handsome, successful man like that ever go out with a loser like you?" Shocking, right, that a friend could be so cruel? But it would be much less shocking if I told you it wasn't the friend who said that. It's what the woman said to herself. And that's something we all do, especially after a rejection.We all start thinking of all our faults and all our shortcomings, what we wish we were, what we wish we weren't. We call ourselves names. Maybe not as harshly, but we all do it. And it's interesting that we do, because our self-esteem is already hurting. Why would we want to go and damage it even further? We wouldn't make a physical injury worse on purpose. 

Chỉ sau mười phút hẹn hò, người đàn ông đứng dậy và nói, "Tôi không có hứng thú gì cả," và bước ra ngoài. Những lời từ chối đau đớn tưởng như không chịu nổi. Cô ấy tổn thương đến nỗi chẳng thể nào nhúc nhích. Tất cả cô có thể làm là gọi ngay cho một người bạn cô. Đây là những gì bạn cô đã nói: "Giời ạ, cô còn mong gì hơn nữa? Hông thì to, chẳng biết nói chuyện gì cho thú vị, tại sao một người đàn ông đẹp trai, thành công như thế có thể hẹn hò với một người thất bại như cô?” Bạn choáng váng phải không, tại sao một người bạn lại tàn nhẫn và độc miệng như thế? Nhưng bạn sẽ không ngỡ ngàng nếu tôi nói rằng đó không phải những lời của người bạn nọ. Đó là những gì người phụ nữ nọ nói về bản thân mình. Chúng ta đều làm như vậy với chính mình, nhất là sau khi bị chối bỏ, khước từ. Chúng ta bắt đầu gọi bản thân là thứ người này, người nọ. Dù có thể không quá tàn nhẫn, nhưng chúng ta cũng đều làm điều đó với chính mình. Tất cả chúng ta bắt đầu nghĩ về những lỗi lầm và khuyết điểm của mình, ước mình là một kẻ khác đi. Và điều thú vị là chúng ta tàn phá lòng tự tôn của bản thân vì lòng tự tôn vốn đã bị tàn phá. Tại sao chúng ta muốn tiếp tục xát muối vào vết thương lòng thêm nữa? Trong khi chúng ta không thể cố tình, hữu ý khiến một vết thương trên cơ thể trầm trọng hơn? Hầu hết chúng ta sẽ không làm vậy.

But we do that with psychological injuries all the time. Why? Because of poor emotional hygiene. Because we don't prioritize our psychological health. We know from dozens of studies that when your self-esteem is lower, you are more vulnerable to stress and to anxiety; that failures and rejections hurt more, and it takes longer to recover from them. So when you get rejected, the first thing you should be doing is to revive your self-esteem, not join Fight Club and beat it into a pulp. When you're in emotional pain, treat yourself with the same compassion you would expect from a truly good friend.

Nhưng chúng ta lại thường nhấn những mũi dao sâu hơn vào những vết thương tâm lý sẵn có. Tại sao? Vì chúng ta giữ gìn vệ sinh cảm xúc rất kém, chẳng đoái hoài gì đến sức khoẻ tâm lý của chính bản thân mình. Từ hàng tá những nghiên cứu, chúng ta biết rằng khi lòng tự trọng bị giảm sút, bạn sẽ dễ dàng bị nỗi căng thẳng và lo âu tấn công; những thất bại và những lời từ chối sẽ giáng những miếng đòn gây nhiều đau đớn hơn và bạn mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Vì thế, khi bị khước từ, cự tuyệt, điều đầu tiên bạn nên làm là làm sống dậy lòng tự tin, đừng hăm hở bước vào cuộc chiến chống lại chính mình.  Khi bạn bị tổn thương, hãy đối xử với bản thân mình bằng lòng bi mẫn và cảm thông giống như những gì bạn có thể trông đợi từ một người bạn thật sự. 

We have to catch our unhealthy psychological habits and change them. And one of unhealthiest and most common is called rumination. To ruminate means to chew over. It's when your boss yells at you or your professor makes you feel stupid in class, or you have big fight with a friend and you just can't stop replaying the scene in your head for days, sometimes for weeks on end. Now, ruminating about upsetting events in this way can easily become a habit, and it's a very costly one, because by spending so much time focused on upsetting and negative thoughts, you are actually putting yourself at significant risk for developing clinical depression,alcoholism, eating disorders, and even cardiovascular disease.

Chúng ta phải nắm bắt được những thói quen hại sức khoẻ tinh thần và thay đổi chúng. Một trong những thói quen hại sức khoẻ nhất và phổ biến nhất là nghiền ngẫm về một vấn đề xưa cũ. Đó chính là việc khiến bản thân ám ảnh khôn nguôi. Khi giám đốc la mắng bạn, khi giảng viên khiến bạn trở nên thật bẽ bàng trước cả giảng đường, khi cãi vã với một người bạn, bạn không thể ngưng nghĩ lại những điều đã qua, tái diễn những cảnh tượng đó nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần. Điều này sẽ dần trở thành một thói quen, một thói quen xấu mà bạn phải trả giá đắt, bởi lẽ, việc dành nhiều thời gian tập trung vào những suy nghĩ âu sầu, tiêu cực sẽ khiến bạn đứng trước một rủi ro lớn của việc phát triển trầm cảm bệnh lý, dễ sa lầy vào thói nghiện rượu, rối loạn tiêu hóa hay thậm chí là những căn bệnh tim mạch.

The problem is, the urge to ruminate can feel really strong and really important, so it's a difficult habit to stop. I know this for a fact, because a little over a year ago, I developed the habit myself. You see, my twin brother was diagnosed with stage 3 non-Hodgkin's lymphoma. His cancer was extremely aggressive. He had visible tumors all over his body. And he had to start a harsh course of chemotherapy. And I couldn't stop thinking about what he was going through. I couldn't stop thinking about how much he was suffering, even though he never complained, not once. He had this incredibly positive attitude. His psychological health was amazing.I was physically healthy, but psychologically, I was a mess. But I knew what to do. Studies tell us that even a two-minute distraction is sufficient to break the urge to ruminate in that moment. And so each time I had a worrying, upsetting, negative thought, I forced myself to concentrate on something else until the urge passed. And within one week, my whole outlook changed and became more positive and more hopeful.

Vấn đề là những thôi thúc ám ảnh có thể mạnh mẽ và choáng ngợp vô cùng, việc ngưng những cơn hồi tưởng vô ích này là chuyện rất khó khăn. Tôi biết khó khăn này, bởi lẽ, khoảng gần một năm về trước, chính tôi cũng có thói quen ám ảnh này. Người anh sinh đôi của tôi bị chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư hạch không Hodgkin giai đoạn III. Căn bệnh ung thư của anh rất nguy kịch. Khắp cơ thể đều có những khối u nhìn thấy rõ. Rồi anh phải bước vào những đợt hoá trị khắc nghiệt. Tôi không thể dừng suy nghĩ về những gì anh ấy đang trải qua. Tôi không thể dừng suy nghĩ về chuyện anh ấy đau đớn như thế nào, mặc dù anh ấy chưa bao giờ than vãn, dù chỉ một lần. Anh có một thái độ lạc quan đáng kinh ngạc. Sức khoẻ tâm lý của anh ấy quả là rất đáng ngạc nhiên. Tôi có sức khoẻ thể chất tốt, nhưng về mặt tinh thần thì tôi lại đau ốm. Nhưng tôi biết mình phải làm gì. Những nghiên cứu nói rằng chỉ cần phân tâm bản thân hai phút thì chúng ta sẽ triệt hạ được những thôi thúc lao vào cơn hồi tưởng vô ích và những suy nghĩ ám ảnh. Vì thế, mỗi khi trong tôi xuất hiện những ­suy nghĩ lo lắng, buồn phiền, tiêu cực, tôi ép bản thân tập trung vào một thứ gì đó cho đến khi cơn ám ảnh qua đi. Và trong vòng một tuần, toàn bộ nhãn quan của tôi thay đổi, trở nên lạc quan và tràn đầy hi vọng.

Nine weeks after he started chemotherapy, my brother had a CAT scan, and I was by his side when he got the results. All the tumors were gone. He still had three more rounds of chemotherapy to go, but we knew he would recover. This picture was taken two weeks ago.

Chín tuần sau khi bắt đầu xạ trị, anh tôi chụp CAT, và tôi đã ở bên cạnh anh khi có kết quả. Tất cả những khối u đã biến mất. Anh ấy vẫn còn 3 lần xạ trị nữa, nhưng chúng tôi biết anh ấy sẽ bình phục. Bức hình này được chụp 2 tuần trước.

By taking action when you're lonely, by changing your responses to failure, by protecting your self-esteem, by battling negative thinking, you won't just heal your psychological wounds, you will build emotional resilience, you will thrive. A hundred years ago, people began practicing personal hygiene, and life expectancy rates rose by over 50 percent in just a matter of decades. I believe our quality of life could rise just as dramatically if we all began practicing emotional hygiene.

Bằng việc hành động khi bạn cô đơn, bằng việc thay đổi phản ứng của bạn với thất bại, bằng việc bảo vệ lòng tự trọng của bạn, bằng việc đấu tranh với suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ không chỉ làm lành những tổn thương tinh thần, mà bạn sẽ xây dựng hệ thống đề kháng tâm lí vững bền, bạn sẽ thành công. Một trăm năm về trước, con người bắt đầu vệ sinh cá nhân, và tỷ lệ tuổi thọ trung bình tăng hơn 50% trong một vài thập kỷ. Tôi tin rằng chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ tăng đáng kể nếu tất cả chúng ta bắt đầu rèn luyện vệ sinh cảm xúc.

Can you imagine what the world would be like if everyone was psychologically healthier? If there were less loneliness and less depression? If people knew how to overcome failure? If they felt better about themselves and more empowered? If they were happier and more fulfilled? I can, because that's the world I want to live in. And that's the world my brother wants to live in as well. And if you just become informed and change a few simple habits, well -- that's the world we can all live in.

Bạn có tưởng tượng trái đất sẽ như thế nào nếu mọi người khoẻ mạnh về mặt tinh thần không? Nếu xung quanh nỗi cô đơn và sầu đau giảm bớt thì sẽ như thế nào nhỉ? Nếu con người biết vượt qua những thất bại và vấp ngã? Nếu họ cảm thấy trân quý bản thân và làm chủ cuộc đời mình? Nếu họ hạnh phúc hơn và toàn mãn hơn? Tôi có thể tưởng tượng ra viễn cảnh đó. Vì đó là thế giới mà tôi muốn sống, và đó là thế giới mà anh tôi cũng muốn sống. Và nếu bạn chỉ cần tiếp thu thông tin và thay đổi vài thói quen đơn giản, Chà, đó là thế giới mà tất cả chúng ta đều có thể sống. Cám ơn mọi người rất nhiều!

Mời các bạn tìm đọc: "Sơ cứu" cảm xúc - Chữa lành những tổn thương trong đời sống thường nhật