Giá bán: 40.000đ
Giá bìa: 50.000đ
Tiết kiệm: 10.000đ (-20%)
Số trang: 78
Tiểu luận này được Leon Tolstoy viết vào nửa đầu tháng 7 năm 1909, để trả lời bức thư của một người nông dân ở tỉnh Simbirsk, tên là F. Abramov, mà ông nhận được hồi cuối tháng 6 năm đó.
F.A. Abramov, người tổ chức “Cộng đồng Kitô hữu Tự do”, đã viết thư cho L. N. Tolstoy, đề nghị ông giải thích những câu hỏi sau đây: 1. Quan niệm của ông về khoa học? 2. Khoa học là gì? 3. Những thiếu sót có thể thấy được của nền khoa học của chúng ta. 4. Khoa học đã mang lại cho chúng ta những gì? 5. Khoa học cần phải làm gì? 6. Cần cải tạo khoa học như thế nào? 7. Các nhà khoa học phải có thái độ như thế nào đối với quần chúng dốt nát và lao động chân tay? 8. Cần dạy trẻ con như thế nào? 9. Thanh thiếu niên cần gì?
Leon Tolstoy đã có thái độ nghiêm túc đối với việc trả lời bức thư, ông tiến hành soạn thảo từ ngày 1 đến ngày 19 tháng 7 năm 1909. Ông đã đọc và thảo luận với những người thân cận. Đề nghị của người nông dân F. Abramov phù hợp với suy nghĩ trong nhiều năm của Leon Tolstoy về các nguyên tắc đạo đức của tri thức khoa học, về sự kiện là khoa học là ý thức của xã hội. Nội dung của nền giáo dục thế hệ trẻ phụ thuộc nhiều vào tình trạng của khoa học.
Theo ý nhà văn, cơ sở của toàn bộ nền giáo dục phải là khoa học của đời sống - “kiến thức về việc mỗi người cần phải làm gì để có cuộc sống tốt nhất có thể trong thế giới này ... nghĩa là biết phải làm những gì và không được làm những gì”.
L. N. Tolstoy thể hiện những suy nghĩ thực tế đối với các nhà sư phạm rằng người ta không thể tự phát hiện ra được những kiến thức đó, họ “phải học” như “toàn bộ giống người đã từng học”.
Nhà xuất bản | NXB Đà Nẵng |
Kích thước |
12 x 21 cm |
Tác giả | Lev Tolstoy |
Đơn vị | cuốn |
Số trang | 78 |
Copyright © 2013 bản quyền thuộc về Đông Tây. Đăng ký kinh doanh số 0100950823-002 cấp ngày 22/8/2011 tại Phòng đăng kí kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội