Đại kiện tướng Judit Polgar và ước mơ biến cờ vua thành trò chơi của trẻ em toàn thế giới
Judit Polgar và hai chị của cô - Zsuzsa (Susan) và Zsofia (Sofia) - đã giành giải Olympic cờ vua năm 1988 cho đội tuyển nữ Hungary, chấm dứt sự thống trị của Liên Xô. Judit Polgar đã tham gia các giải đấu của nam giới và trở thành một trong những kỳ thủ hàng đầu thế giới, phá tan quan điểm cho rằng cờ vua là môn thể thao trí tuệ chỉ dành cho những người đàn ông thông minh.
Hiện nay, Polgar đã có hai con, cô dành phần lớn thời gian để thực hiện một chương trình giáo dục đặc biệt có tên là là "Cung điện Cờ vua" (Chess Palace), chú trọng đưa cờ vua vào trong giảng dạy. Polgar nói: "Chương trình này không nhằm tạo ra những kỳ thủ, chúng tôi muốn sử dụng cờ vua để dạy trẻ em phát triển tư duy logic và sử dụng kỹ năng đó trong cuộc sống hàng ngày.
Trong Cung điện Cờ vua những quân cờ bước ra cuộc sống thực, có những cái tên nhí nhảnh như Mã Tươi Vui, Xe Nhanh Nhẹn, Tốt Kiên Cường, Vua Oai Phong,…, giống như những người bạn thân sẽ đồng hành cùng các bạn nhỏ qua những môn học khó nhằn nhất.
Các quân cờ có kích thước đa dạng, từ một xentimet đến một mét. Ghế, tường và thảm trong Cung điện Cờ vua cũng được thiết kế theo chủ đề của trò chơi cờ vua. Các quân cờ có cách thức di chuyển và sự kết hợp thể hiện các cấu trúc toán học, ngôn ngữ và âm nhạc sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng trong học tập ở trường bằng cách khiến quá trình học trở thành hành trình thú vị và nhiều niềm vui hơn.
Giờ đây, các giáo viên đến từ khắp nơi trong đất nước Hungary và trên thế giới, như Hoa Kỳ và Anh đã đến và “chiêm ngưỡng” Cung điện Cờ vua và học hỏi cách thức giảng dạy ở đây. Cờ vua đã được giảng dạy ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng không nơi đâu, cờ vua lại trở nên vui nhộn và kì thú đến vậy. Trong Cung điện Cờ vua, mọi kiến thức mà các bé phải học ở trường sẽ được tích hợp vào một hệ thống trong đó tất cả quân cờ đều có vai trò là những con số, kí tự hay thậm chí là những nốt nhạc, phụ thuộc vào từng môn học.
Bạn có thể tưởng tượng, trong một lớp học có khoảng 15 giáo viên, các em bé bảy tuổi sẽ đứng dậy và trình bày những vấn đề bằng ngôn ngữ cờ vua, thật khó để bạn có thể phân biệt được các bé đang học môn học nào.
Một giáo viên hỏi một bé trai:
- Thanh kiếm này có giá là 17 đô la. Chúng ta nên đổi nó lấy những quân cờ nào nhỉ, Csongor?
- Hai Xe, một Mã. - Cậu bé trả lời nhẹ nhàng, rồi ngưng lại một lúc, tính toán giá trị tương ứng với mỗi quân cờ. – Thêm một Tượng và một Tốt ạ.
Bài tập cũng giúp các bé tăng cường trí nhớ. Trong một buổi học, các bé bày 16 quân cờ ngẫu nhiên trên bàn cờ và đặt ra những câu hỏi cho 2 bé trai đang xây lựng lại phía bàn cờ.
- Đố bạn có bao nhiêu quân cờ trên đường chéo chính màu trắng? – Một cô bé hỏi.
- Ba quân cờ. – Bé trai trả lời
Polgar đã tạo ra app Chessplayground trên Ipad để các bé có thể đi tàu vũ trụ đến hành tinh Cờ vua.
“Cờ vua giúp các bé rèn luyện kĩ năng qua những trò chơi chơi và xây dựng sở thích và đam mê trong văn hóa nghe nhìn của kỉ nguyên số ngày nay”, Polgar chia sẻ sau một buổi học. “Đây là một môn thể thao chiến thuật phức tạp, theo nghĩa đó, nó vô cùng hữu ích đối với các thiên thần nhỏ. Cờ vua chỉ có sáu quân cờ với sáu cách thức di chuyển khác nhau, nhưng các bé có thể kết hợp để tạo ra vô vàn ván đấu,” cô nói.
Hungary là đất nước mà cờ vua được chơi ở khắp nơi, bạn có thể quan sát thấy những bàn cờ nổi trên những bể tắm nước nóng trứ danh của Budapest. Hungary là một trong những quốc gia đầu tiên đưa cờ vua vào chương trình dạy học chính thức.
“Vui chơi là phương pháp học tập tốt nhất cho trẻ!” - dựa trên tinh thần đó, Judit Polgar, nữ kiện tướng khiến đất nước Hungary rất đỗi tự hào, đã viết nên cuốn sách Vương quốc cờ vua nổi tiếng – món quà dành cho các bạn nhỏ trên toàn thế giới. Cuốn sách dạy cờ vua bằng thơ đặc biệt bao gồm 250 bài tập đố cờ sáng tạo và vui nhộn, có những bức minh họa ngộ nghĩnh, đáng yêu, hứa hẹn sẽ góp phần mang cờ vua đến người người, nhà nhà như ước nguyện tốt đẹp của tác giả.