Giông tố

Tác giả: Vũ Trọng Phụng

Giá bán: 65.000đ

Giá bìa: 86.000đ

Tiết kiệm: 21.000đ (-25%)

Số trang: 442

  • Giao hàng trong vòng 3 ngày trong nội thành Hà Nội
  • Giao hàng ngoại tỉnh trong vòng 3 đến 7 ngày làm việc

Giới thiệu

Giông tố là thảm kịch về sự thấp hèn bất tín của con người trên mọi lãnh vực: không ai có thể tin được ai, không ai có thể nhờ cậy được ai. Từ trong ra ngoài, từ anh em đến cha mẹ, từ vợ đến chồng, cha đến con, tất cả đều sống trong lừa dối, bất mục, một vòng loạn luân khép kín : tội ác và lừa bịp gieo rắc khắp nơi, không thể biết hậu quả chỗ nào mà tránh. 

Giông tố không phải là quyển tiểu thuyết như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay Đoạn tuyệt của Nhất Linh. Có nghiã là nó không chỉ tố cáo sự thối nát trong chế độ làng xã thôn quê, sự bóc lột người cùng đinh của bọn giàu có, quan lại, ở nông thôn, của một thời Pháp thuộc, như Ngô Tất Tố. Nó lại càng không đả phá chế độ gia đình trị trong xã hội cổ truyền đầu thế kỷ XX, như Nhất Linh.

Vũ Trọng Phụng trình bày con người của mọi thời dưới khía cạnh thực nhất: Đó sự thay lòng đổi dạ của con người trong một môi trường xã hội mà tiền bạc có thể chi phối tất cả.

Vũ Trọng Phụng viết về sự tha hoá của con người trong khi các tác giả khác mới chỉ đề ra những nạn nhân của chế độ, như Loan trong Đoạn tuyệt, nạn nhân của chế độ mẹ chồng nàng dâu ; Dậu trong Tắt đèn, nạn nhân của sưu cao thuế thuế nặng, của quan lại dâm ô ; Bính trong Bỉ vỏ, nạn nhân sự phản bội của người tình, sự tàn ác của cha mẹ, sự đoạ đầy của xã hội, v.v... 

Nhân vật của Vũ Trọng Phụng khác hẳn: trong Giông Tố, chúng ta không tìm ra được khuôn mặt nào đáng thương quá đáng, cũng không tìm thấy khuôn mặt nào đáng ghét quá đáng, kể cả Nghị Hách và Thị Mịch, là hai đối trọng, kẻ hiếp dâm và kẻ bị hiếp.

Trong Giông tố, (cũng như trong Vỡ đê và Số đỏ), không hề có sự chia đôi giữa nạn nhân và thủ phạm, vì thế mà những người phê bình như Trương Chính, quá quen với lối phân chia tốt xấu, không thể hiểu được sự phức tạp của con người Thị Mịch.

Thông tin tác giả(dịch giả)

Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.  Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam,

Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa" (outrage aux bonnes moeurs). 

Thông tin chi tiết

Nhà xuất bản Hội nhà văn
Kích thước

14 x 20 cm

Vũ Trọng Phụng
Đơn vị Cuốn
Số trang 442

Đánh giá và Bình luận

Đánh giá trung bình

0/5

0 đánh giá

Tổng hợp đánh giá

5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

Sách cùng thể loại

Đặt mua
96.000đ 120.000đ - 20%
Đặt mua
68.000đ 85.000đ - 20%
Đặt mua
19.000đ 32.000đ - 40%
Đặt mua
35.000đ 59.000đ - 40%
Đặt mua
39.000đ 98.000đ - 60%