Lều Chõng

Tác giả: Ngô Tất Tố

Giá bán: 68.000đ

Giá bìa: 90.000đ

Tiết kiệm: 22.000đ (-25%)

Số trang: 432

  • Giao hàng trong vòng 3 ngày trong nội thành Hà Nội
  • Giao hàng ngoại tỉnh trong vòng 3 đến 7 ngày làm việc

Giới thiệu

Đọc Lều chõng hôm nay người đọc sẽ có được những hiểu biết về chế độ khoa cử ngày xưa, sẽ hiểu được những con người ngày trước theo nghiệp bút nghiên, sẽ biết được những bi kịch của người có tài nhưng bị hạn vận trường quy. Nhưng mặt khác, có vẻ như lạ lùng, đọc tác phẩm này còn là để biết trân trọng những giá trị văn hóa văn chương của quá khứ dân tộc được tạo nên bởi chính các nhà nho thực tài đã không chịu bị kiềm tỏa trong một hệ thống thi cử nhiều gò bó, ngay cả ở thời đỉnh cao có hiệu quả nhất của hệ thống đó, vì như tác giả đã nói là nhờ nó mà nước ra thành một nước có văn hóa, Nên nhớ là trong cùng thời gian viết Lều chõng, Ngô Tất Tố còn soạn hai cuốn sách Thi văn bình chú Việt Nam học, sưu tập, giới thiệu các áng thơ văn đặc sắc cả chữ Hán và chữ Nôm của cổ nhân còn truyền lại cho đến bây giờ.

Đọc Lều chõng hôm nay ta càng yêu quý thêm Ngô Tất Tố, một nhà văn khởi đi từ nho học nhưng đã bắt được dòng chảy hiện đại của văn chương nước nhà.

Thông tin tác giả(dịch giả)

Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.

Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị

Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đã vào Sài Gòn. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kì, nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân...

Thông tin chi tiết

Nhà xuất bản Hội nhà văn
Kích thước

14 x 21 cm

Ngô Tất Tố
Đơn vị Cuốn
Số trang 432

Đánh giá và Bình luận

Đánh giá trung bình

0/5

0 đánh giá

Tổng hợp đánh giá

5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

Sách cùng thể loại

Đặt mua
17.000đ 58.000đ - 70%
Đặt mua
36.000đ 45.000đ - 20%
Đặt mua
68.000đ 90.000đ - 25%
Đặt mua
120.000đ 150.000đ - 20%
Đặt mua
88.000đ 110.000đ - 20%