Tác giả: Jame George Frazer
Giới thiệu
James George Frazer (1854-1941) là một nhà nhân học văn hoá nổi tiếng thế giới người Anh theo trường phái tiến hoá luận. Ông đã khai thác tư liệu về văn hoá học, dân tộc học của hầu hết các miền trên thế giới qua hối kí, nhật kí, du khảo, nghiên cứu khoa học của các linh mục thừa sai, nhà thám hiểm, người du lịch và các nhà khoa học. Cành vàng chú trọng nghiên cứu văn hoá nhân loại thời kì chuyển đổi tứ tín ngưỡng sang tôn giáo, từ tư duy ma thuật sang tư duy tôn giáo dưới cái nhìn khoa học...
James George Frazer (1854-1941) là một nhà nhân học văn hoá nổi tiếng thế giới người Anh theo trường phái tiến hoá luận. Ông đã khai thác tư liệu về văn hoá học, dân tộc học của hầu hết các miền trên thế giới qua hối kí, nhật kí, du khảo, nghiên cứu khoa học của các linh mục thừa sai, nhà thám hiểm, người du lịch và các nhà khoa học. Cành vàng chú trọng nghiên cứu văn hoá nhân loại thời kì chuyển đổi tứ tín ngưỡng sang tôn giáo, từ tư duy ma thuật sang tư duy tôn giáo dưới cái nhìn khoa học...
J. Frazer còn đưa ra nhiều lý thuyết khác nữa mà cho đến nay vẫn còn là đề tài trinh luận, như nguồn gốc của huyền thoại bắt nguồn từ nghi lễ; như quan niệm về "vua - pháp sư" là người nắm được suúc mạnh ma thuật nên nhằm đảm bảo thậun lợi cho việc kế thừa của thế hệ thì ông ta phải chết theo nghi thức, một khi sức sống của ông bắt đầu cạn kiệt, để cho sức mạnh ma thuật mà ông ta đang nắm giữ chuyển sang cho người kế tục ông khoẻ mạnh hơn; như mối liên hệ của Kitô giáo với các tín ngưỡng cổ xưa trong việc các thần linh chết đi rồi lại phục sinh...
Ngày nay, đọc Cành Vàng, chúng ta có thể thấy luận điểm này hoặc khác trong các lý thuyết của ông đã lạc hậu, đã bị vượt qua. Điều đó chỉ càng chứng tỏ nhân học xã hội và nhân học văn hoá hiện nay, tuy chưa xa thời của J.Frazer bao nhiêu, nhưng đã có nhiều tiến bộ vượt bực. Hơn nữa, những lý thuyết ấy, trong thời của nó, đã là những lý thuyết tiên tiến, đã có những ảnh hưởng lớn lao đến giới khoa học, góp phần khẳng định nhân học như là một khoa học độc lập. Đấy là chưa kể, Cành Vàng về phương diện tư liệu là cuốn bách khoa thư về đời sống xa xưa của nhân loại. Và, thời gian càng lùi xa, nhân loại càng thay đổi thì giá trị tư liệu của Cành Vàng trở nên quý giá, không chỉ đối với giới nghiên cứu, mà với bất kỳ ai mốn tìm trở về nguồn.
Giới nghiên cứu dân tộc học và văn hoá nước ta hẳn nhiều người biết đến Cành Vàn, thậm chí trích dẫn nó, nhưng đọc tác phẩm này thì e rằng có thể đếm trên đầu ngón tay. Không chỉ vì dung lượng quá lớn lại quá khó, lại bằng ngoại ngữ nữa, mà còn vì chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của Càn Vàng.
Cành Vàng là một tác phẩm vĩ đại, được J.Frazer biên soạn từ 1890 đến năm 1907 gồm 15 tập và đến năm 1992 thì được rút gọn lại thành một tập.