Cành Vàng - Bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy

Tác giả: Jame George Frazer

Giá bán: 504.000đ

Giá bìa: 630.000đ

Tiết kiệm: 126.000đ (-20%)

Số trang: 1215

  • Giao hàng trong vòng 3 ngày trong nội thành Hà Nội
  • Giao hàng ngoại tỉnh trong vòng 3 đến 7 ngày làm việc

Giới thiệu

Văn hóa xuất hiện đã lâu, kể từ khi con người trở thành con người. Nhưng do đặc điểm của văn hóa là không tồn tại riêng biệt ở đâu cả, song lại có mặt ở tất cả mọi nơi mọi lúc, bởi vậy, sự nhận thức về văn hóa như một đối tượng độc lập nghiên cứu xuất hiện rất chậm. Mãi đến đầu thế kỷ XIX mới ra đời những tác phẩm chuyên nghiên cứu về văn hóa với công trình mở đầu Văn hóa nguyên thủy của E.B.Tylor. Nhưng một khi ngành nghiên cứu văn hóa đã ra đời thì những công trình của nó xuất hiện ngày càng một phong phú và đa dạng. Đặc biệt là những quan niệm lý thuyết. Người ta thấy những sự kiện văn hóa được trình bày và lý giải theo các quan điểm tiến hóa luận, tương đối luận, cấu trúc luận, phân tâm học, sinh học xã hội, xã hội học và quan điểm mác xít… Từ sự xum xuê lý thuyết trên đã dần dần hình thành bộ môn văn hóa học, như là một khoa học nghiên cứu về những nghiên cứu văn hóa.
Ngày nay, đọc Cành vàng, chúng ta có thể thấy luận điểm này hoặc khác trong các lý thuyết của ông đã lạc hậu, đã vượt qua. Điều đó chỉ càng chứng tỏ nhân học xã hội và nhân học văn hóa hiện nay, tuy chưa xa thời của J.Frazer bao nhiêu, nhưng đã có nhiều tiến bộ vượt bực. Hơn nữa, những lý thuyết ấy, trong thời của nó, đã là những lý thuyết tiên tiến, đã có những ảnh hưởng lớn lao đến giới khoa học, góp phần khẳng định nhân học như là một khoa học độc lập. Đấy là chưa kể, Cành vàng về phương diện tư liệu là cuốn Bách khoa thư về đời sống xa xưa của nhân loại. Và, thời gian càng lùi xa, nhân loại càng thay đổi thì giá trị tư liệu của Cành vàng trở nên quý giá, không chỉ đối với giới nghiên cứu, mà với bất kỳ ai muốn tìm trở về nguồn.
 

MỤC LỤC
Lời mở Tủ sách Văn hóa học
Lời giới thiệu (Đỗ Lai Thúy)
Lời nói đầu
Ghi chú của những người xuất bản
Chương 1: Ông vua của rừng 
Chương 2: Các ông vua - tư tế
Chương 3: Ma thuật giao cảm
Chương 4: Ma thuật và tôn giáo
Chương 5: Ma thuật chế ngự bầu khí quyển
Chương 6: Các pháp sư như những ông vua
Chương 7: Những ông thánh sống
Chương 8: Những ông vua của các yếu tố tự nhiên
Chương 9: Tục thờ cúng cây cối
Chương 10: Tàn dư việc thờ cúng cây cỏ ở châu Âu hiện đại
Chương 11: Tác động của giới tính đối với cây cỏ
Chương 12: Lễ cưới thần thánh
Chương 13: Các ông vua của La Mã và Albe
Chương 14: Việc thừa kế ngai vàng ở xứ Latium cổ đại
Chương 15: Lễ thờ cúng cây sồi
Chương 16: Dianus và Diane
Chương 17: Gánh nặng của vương quyền
Chương 18: Những mối nguy hiểm của linh hồn
Chương 19: Những vấn đề bị cấm kỵ
Chương 20: Những con người bị cấm kỵ
Chương 21: Những vật bị cấm kỵ
Chương 22: Các từ ngữ bị cấm kỵ
Chương 23: Chúng ta mắc nợ gì con người hoang dã
Chương 24: Việc hạ sát ông vua thần thánh
Chương 25: Những ông vua lâm thời
Chương 26: Con trai nhà vua được hiến tế
Chương 27: Việc thừa kế linh hồn
Chương 28: Việc hạ sát thần linh của cây cối
Chương 29: Huyền thoại về Adonis
Chương 30: Adonis ở Syrie
Chương 31: Adonis ở Chypre
Chương 32: Nghi lễ thờ Adonis
Chương 33: Những mảnh vườn của Adonis
Chương 34: Huyền thoại và nghi lễ thờ Atys
Chương 35: Atys, vị thần của cây cối
Chương 36: Những con người tượng trưng thần Atys
Chương 37: Các tôn giáo phương Đông ở phương Tây
Chương 38: Huyền thoại về Osiris
Chương 39: Nghi lễ thờ Osiris
Chương 40: Tính chất của Osiris
Chương 41: Osiris và mặt trời
Chương 42: Isis
Chương 43: Dionysos
Chương 44: Déméter và Perséphone
Chương 45: Bà Mẹ lúa mì và Cô Trinh nữ lúa mì ở vùng Bắc Âu 
Chương 46: Bà mẹ lúa mì ở các nước khác nhau
Chương 47: Lityersés
Chương 48: Thần linh lúa mì như là con vật
Chương 49: Thần thánh của cây cỏ thời cổ đại như là những con vật 
Chương 50: Ăn thịt vị thần
Chương 51: Ma thuật vi lượng trong chế độ ăn thịt
Chương 52: Việc hạ sát con vật thần thánh
Chương 53: Các thợ săn cầu khẩn những con thú hoang
Chương 54: Các kiểu thánh hóa con vật
Chương 55: Việc chuyển dịch cái xấu
Chương 56: Việc trục xuất các ác thần
Chương 57: Những bung xung công cộng
Chương 58: Những bung xung là con người trong thời cổ đại cổ điển

Chương 59: Việc hạ sát vị thần ở Mexique
Chương 60: Lơ lửng giữa trời và đất
Chương 61: Huyền thoại về thần Balder
Chương 62: Những lễ hội về lửa ở châu Âu 
Chương 63: Giải thích những lễ hội lửa
Chương 64: Những lễ hội thiêu người sống
Chương 65: Thần Balder và cây tầm gửi dẹt
Chương 66: Linh hồn bên ngoài trong các chuyện kể dân gian
Chương 67: Linh hồn bên ngoài trong các tục lệ dân gian
Chương 68: Cành vàng
Chương 69: Vĩnh biệt Némi

Thông tin tác giả(dịch giả)

Jame George Frazer

James George Frazer (1854-1941) là một nhà nhân học văn hoá nổi tiếng thế giới người Anh theo trường phái tiến hoá luận. Ông đã khai thác tư liệu về văn hoá học, dân tộc học của hầu hết các miền trên thế giới qua hối kí, nhật kí, du khảo, nghiên cứu khoa học của các linh mục thừa sai, nhà thám hiểm, người du lịch và các nhà khoa học. Cành vàng chú trọng nghiên cứu văn hoá nhân loại thời kì chuyển đổi tứ tín ngưỡng sang tôn giáo, từ tư duy ma thuật sang tư duy tôn giáo dưới cái nhìn khoa học...

 



James George Frazer (1854-1941) là một nhà nhân học văn hoá nổi tiếng thế giới người Anh theo trường phái tiến hoá luận. Ông đã khai thác tư liệu về văn hoá học, dân tộc học của hầu hết các miền trên thế giới qua hối kí, nhật kí, du khảo, nghiên cứu khoa học của các linh mục thừa sai, nhà thám hiểm, người du lịch và các nhà khoa học. Cành vàng chú trọng nghiên cứu văn hoá nhân loại thời kì chuyển đổi tứ tín ngưỡng sang tôn giáo, từ tư duy ma thuật sang tư duy tôn giáo dưới cái nhìn khoa học...

J. Frazer còn đưa ra nhiều lý thuyết khác nữa mà cho đến nay vẫn còn là đề tài trinh luận, như nguồn gốc của huyền thoại bắt nguồn từ nghi lễ; như quan niệm về "vua - pháp sư" là người nắm được suúc mạnh ma thuật nên nhằm đảm bảo thậun lợi cho việc kế thừa của thế hệ thì ông ta phải chết theo nghi thức, một khi sức sống của ông bắt đầu cạn kiệt, để cho sức mạnh ma thuật mà ông ta đang nắm giữ chuyển sang cho người kế tục ông khoẻ mạnh hơn; như mối liên hệ của Kitô giáo với các tín ngưỡng cổ xưa trong việc các thần linh chết đi rồi lại phục sinh...

Ngày nay, đọc Cành Vàng, chúng ta có thể thấy luận điểm này hoặc khác trong các lý thuyết của ông đã lạc hậu, đã bị vượt qua. Điều đó chỉ càng chứng tỏ nhân học xã hội và nhân học văn hoá hiện nay, tuy chưa xa thời của J.Frazer bao nhiêu, nhưng đã có nhiều tiến bộ vượt bực. Hơn nữa, những lý thuyết ấy, trong thời của nó, đã là những lý thuyết tiên tiến, đã có những ảnh hưởng lớn lao đến giới khoa học, góp phần khẳng định nhân học như là một khoa học độc lập. Đấy là chưa kể, Cành Vàng về phương diện tư liệu là cuốn bách khoa thư về đời sống xa xưa của nhân loại. Và, thời gian càng lùi xa, nhân loại càng thay đổi thì giá trị tư liệu của Cành Vàng trở nên quý giá, không chỉ đối với giới nghiên cứu, mà với bất kỳ ai mốn tìm trở về nguồn.

Giới nghiên cứu dân tộc học và văn hoá nước ta hẳn nhiều người biết đến Cành Vàn, thậm chí trích dẫn nó, nhưng đọc tác phẩm này thì e rằng có thể đếm trên đầu ngón tay. Không chỉ vì dung lượng quá lớn lại quá khó, lại bằng ngoại ngữ nữa, mà còn vì chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của Càn Vàng.

Cành Vàng là một tác phẩm vĩ đại, được J.Frazer biên soạn từ 1890 đến năm 1907 gồm 15 tập và đến năm 1992 thì được rút gọn lại thành một tập. 

Thông tin chi tiết

Nhà xuất bản NXB Tri thức
Kích thước

16 x 24 cm

Jame George Frazer
Đơn vị cuốn
Số trang 1215

Đánh giá và Bình luận

Đánh giá trung bình

0/5

0 đánh giá

Tổng hợp đánh giá

5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

Sách cùng thể loại

Đặt mua
49.000đ 70.000đ - 30%
Đặt mua
134.000đ 179.000đ - 25%
Đặt mua
134.000đ 179.000đ - 25%
Đặt mua
169.000đ 260.000đ - 35%